Sonntag, 25. November 2018

Cái Nhìn Tổng Quan Và Nguyên Nhân Xâu Xa


Bác Paul triết gia có viết bài: “ SUY NGẪM VỀ VIỆC ỨNG Cử QUỐC HỘI“


Tớ thấy bài viết của bác Paul có cái nhìn tổng quan triết lý sâu sắc không thể coi thường được. Bác viết đúng lắm tớ rất thán phục. Những người thiếu cái đầu uyên bác thiếu tấm lòng thành thực mà chỉ dám dấn thân chịu vài trận đòn bầm dập mặt mày, thậm chỉ còn ngồi  vài năm tù và muốn trở thành anh hùng cái thế rồi ra ngoại quốc thậm chí nhận giải thưởng dân chủ nhân quyền này nọ nhưng trong đầu rỗng tuyếch chả có một lập trình gì cao xa lo toan cho xã hội. Thậm chí có người còn tôn thờ chủ nghĩa Mác Lê Nin và tư tưởng Hồ chí Minh mà chỉ cảm thấy bất bình về sự ứng xử hiện nay của đảng quá thân Tàu mà lánh xa Mỹ mà tỏ ra cay cú muốn chống đảng coi theo Mỹ là xu thế thời đại, nhưng vẫn nuối tiếc thành quả cách mạng của cha ông. Muốn kế thừa sự nghiệp và nghĩ mình sẽ làm tốt hơn cha ông mình. Nghĩa là vẫn còn dòng máu đỏ cộng sản và nghĩ mình là công sản chân chính thương dân yêu nước.

Bàn Về Thơ Mậu Dịch Việt Nam Và Thơ Haiku


-Paul Nguyễn Hoàng Đức:  Mới đây, tôi có gặp một nhà thơ thuộc cán bộ trong khung, nghĩa là anh ta vừa duyệt thơ, vừa chấm giải thơ người khác, nhưng thơ của mình thì chẳng có tiếng tăm gì. Thơ mình không hay vẫn có thể chấm người khác nhờ vào trình độ thưởng thức của mình. Nhưng trình độ của anh ta thì sao? Nói về trường ca, anh ta liền đọc ngay phương ngôn “ca ca – cứt cứt” của Xuân Diệu. Phương ngôn này chắc chúng ta học thuộc chưa đến 5 giây. Về thơ, anh ta chẳng đưa ra tiêu chí nào ngoài khen người này biết làm thơ, người kia thì chớ có hy vọng làm thơ. Nếu để so sánh có lẽ anh ta chưa đạt tầm một chiếc xe cải tiến băng qua quốc lộ thơ. Một con người trình độ bằng vài hạt bụi như thế sao có thể vươn đến tầm thơ cao cả?

Bàn Về Nghệ Thuật Kịch Tính Trong Mọi Sáng Tạo Tinh Thần


“Tâm sự với triết gia Paul Nguyễn Hoàng Đức“

Tớ cũng nghĩ như bác Paul Nguyễn Hoàng Đức  qua bài phân tích:“ Kịch tính trên đỉnh đầu sáng tạo “

Kịch tính là đỉnh cao của các hình nghệ thuật như văn chương hội họa âm nhạc điêu khắc v. v...Thiếu kịch tính là những tác phẩm  vô hồn chỉ là cái xác rẻ tiền hạng bét. Còn nghệ thuật lại sinh ra từ cái dương vật của người đàn ông và cái âm hộ của người đàn bà. Tớ nói như vậy không phải lỗ mãng tục tằn mà là chính vậy. Không có dâm tính thì không có cảm xúc, hưng phấn, cảm hứng kích thích bộ não con người ta sáng tác.

Bàn Về Thơ Đường Và Câu Đối Bằng Chữ Quốc Ngữ


Người xưa có câu:
Quý hồ tinh bất quý hồ đa nghĩa là quý chất lượng, không quý số lượng, hoặc chất lượng quan trọng hơn số lượng.
Câu này được sử dụng trong binh pháp của Tôn Tử: Muốn thắng trận không phải là nhờ có nhiều quân, mà phải có quân và tướng giỏi.
Tớ tự hào rằng tiếng Việt mình giàu có hình ảnh. Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam.

Bàn Về Cơ Chế Xin Cho Trong Văn Chuơng Với Paul Nguyễn Hoàng Đức


-Lu Hà: Bài luận văn của bác Paul Nguyễn Hoàng Đức hay, tớ đọc chơi thôi cảm thấy thú vị. Cũng gọi là giải trí, gây tiếng cười. Nhưng có điều tớ còn cảm thấy chưa thật thú vị hoàn toàn, vẫn còn cảm thấy thiêu thiếu. Nói về hạt lúa chắc hạt và hạt lúa thối nhìn qua ai cũng có thể phân biệt được. Nhưng vỏ trấu thì lại giống nhau. Mang cái vỏ trấu ra mà đố nhau là cái lõi bên trong của nó tốt hay dở thì là một điều khó thuyết phục. Tớ muốn bác Đức không chỉ diễn giải phân tích bằng văn về nạn thơ mậu dịch, thơ ấp mái, thơ bao cấp, thơ rỏm, thơ nhồi sọ, thơ uế xú, thơ háo danh, cóc nhái v.v.... Tớ muốn đã gọi là trường văn trận bút thì không cần nể nang kiêng dè gì ai hết, cứ công tâm thẳng thắn? Cứ đăng một bài thơ mà hội văn thơ mậu dịch tem phiếu ca ngợi tâng bốc cho mọi người đọc làm ví dụ cụ thể. Trên facebook sẽ có các cao nhân học gỉa thi nhân uyên bác về thơ, họ đọc họ phân tích chắc hẳn bầu không khí sẽ vui vẻ khôi hài thú vị náo nhiệt hơn?

Lu Hà Và Văn Thi Nhân Chùm 20



Tình Thương Mẫu Tử
Cảm hứng bài hát của Y Vân: Lòng Mẹ

Lòng của mẹ là nguồn sóng vỗ
Thái Bình Dương chuyên chở tình thương
Ngọt ngào trái chín quê hương
Thơm mùi cam bưởi vấn vương nghĩa tình

Lu Hà Và Văn Thi Nhân Chùm 19


Mưa Đã Phai Tình
Cảm hứng bài hát của Minh Kỳ & Dạ Cầm: Chuyện Ba Mùa Mưa

Ba mùa nắng gió mưa chan
Để tôi muôn thuở khóc than mãi hòai
Hạt ngâu ảo não trần ai
Dòng châu chưa hết nguôi ngoai dã từ

Lu Hà Và Văn Thi Nhân Chùm 18


Bóng Câu Não Nùng
Cảm hứng bài hát của Anh Bằng & Trúc Ly: Áo Đẹp Nàng Dâu

Ngày vui áo trắng cô dâu
Ước mơ thuở đó chân cầu đợi nhau
Dịu dàng anh trước em sau
Ngờ đâu hoa bướm bạc màu vu quy

Lu Hà Và Văn Thi Nhân Chùm 17


Hạt Mưa Đêm
Cảm hứng bài hát của Phạm Duy: Phố Buồn

Thôi đừng thấm ướt chân em
Bùn lầy quên lối lại thêm gánh sầu
Không đèn ảm đạm cây cầu
Lờ mờ ngõ vắng trái bầu xanh non

Lu Hà Và Văn Thi Nhân Chùm 16


Giọt Lệ Canh Thâu
Cảm hứng bài hát của Thương Linh: Ai Khổ Vì Ai

Từng đêm thổn thức lệ rơi
Thuyền tình đau khổ cảnh đời xót xa
Nhân tình thế thái sa bà
Dại dương sóng vỗ chiều tà lẻ loi

Bàn Luận Về Thơ Haiku


-Hung Nguyen: Không hẳn tuyệt đối là vậy, haiku là của khoảnh khắc, vai trò nó khác:
Cái đồ sộ của một tòa lâu đài/kim tự tháp là rất đẹp, nó hướng lên cao, vĩ đại, tốn nhiều công sức để xây, và gần như trường tồn. Nhưng cũng không vì lẽ đó mà nó có thể thay thế hoàn toàn được một bông hoa tuy yếu đuối trước gió nhưng lại tỏa hương với màu sắc rực rỡ và đời sống ngắn ngủi - vẻ đẹp của khoảnh khắc.
Muốn toàn bích, lâu đài phải có nhiều hoa trồng bên dưới.

Trả Lời Bạn Đọc Lâm Thu Hiền Và Cháu Đặng Linh Chi


- Đặng Linh Chi: Thơ bác Kẻ Sỹ Lương Tâm dài và hay nhỉ! Cháu học cấp 2 nên chưa hiểu hết.
- Lâm Thu Hiền: Thơ của các nhà thơ mậu dịch phải ngả mũ kính chào thơ bác Kẻ Sỹ Lương Tâm đấy!

-Lu Hà: Tuổi cũng cao rồi, nhờ trời mà còn tráng kiện không bị hóa lão lú lẫn. Phải chạy đua với thời gian mà sáng tác và để lại cho hậu thế những giá trị tinh thần tâm huyết cùa một trái tim đa sầu đa cảm với tha nhân. Khen chê trân trọng hay khinh miệt coi rẻ thì tùy theo lòng người nhân thế hậu sinh. Chỉ biết rằng mình sống hết lòng với mình và tha nhân. Người cộng sản người ta làm ra một bài thơ thì kẻ tung người hứng, họ huy động cả một hệ thống thông tin báo chí đài truyền hình quảng cáo họp báo hội luận liên miên chén thù chén tạc. Rồi giải thưởng tiền bạc bổng lộc hoa rượu ngập bàn. Mình thì trả có cái cóc khô gì. Con cái mình nó cũng bảo ông ấy sống không thực tế suốt ngày cặm cụi làm thơ chả tích sự gì.

Tớ Thấy Người Ta Ngẫm Mình Mà Buồn


Tớ thấy bác Paul Nguyễn Hoàng Đức và bạn Tien Dang Dang nói rất chí lý kẻ xướng nguời tùy rất thú vị . Tớ cũng có ý kiến sau:

Sở dĩ mấy nước trong làng văn hóa Á Đông như Nhật Bản, Tân Gia Ba, Singarpur, Đài Loan v. v... không bị cái lý thuyết ba ba rùa rùa của nho giáo chi phối  và họ đã thoát ra khỏi cái gông cùm ngu dân của nho giáo
 Lời Khổng Tử: Tại gia tòng phụ, ký giá tòng phu, phu tử tòng tử hay nam nữ thụ thụ bất thân
Hay như lời thái tử Phù Tô con trưởng Tần Thủy Hoàng: Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung. Phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu vân vân và vân vân...Kể sao cho xiết những thứ ấm ớ dớ dẩn này.

Thông Báo

Lu Hà tôi xin trân trọng thông báo cả nhà facebook được biết. Nữ sĩ Mai Hoài Thu mới phổ nhạc cho Lu Hà bài thơ: “Giọt Sầu Em Gửi Cho Ai “ và Lu Hà tri ân lại ngay tức khắc bài thơ:“Giọt Sầu Em Trả Cho Anh “


Giọt Sầu Em Trả Cho Anh

Giọt sầu em trả cho anh
Phổ thành khúc nhạc mong manh nắng vàng
Noel tuyết phủ mơ màng
Điệu kèn chăng chớ dịu dàng thiết tha…

Tâm Sự Cuối Năm Với Nữ Sĩ Mã Tiểu Linh


Lu Hà tôi vừa qua bị các hacker Việt Nam mở cuộc tổng tấn công phá hủy các tài khoản của tôi trên Facebook. Tôi nghi chỉ vì tôi đàm đạo thơ văn triết học rất hăng hái hào hứng sôi nổi với một vài vị văn nhân trí gỉa như Paul Nguyễn Hoàng Đức, Việt Thuờng v.v… Nên họ cố tình phá cho bằng được? Nay tôi mới lập ra hai trang mới : Thiên Thu Tình Mộng và Ngọn Lửa Lòng

Ông Hồ Chí Minh Có Trước Tác Tư Tưởng Hay Không Có Gì Hết?


-Ngô Tự Lập: Cụ Hồ có trước tác chứ. Nhưng điều đó không liên quan gì đến việc cụ có là nhà tư tưởng hay không. Cụ Hồ, cũng như Trần Nhân Tông, như Gandhi, là những nhà tư tưởng qua hành động. Nói như Gandhi: My life is my messge: Đời tôi là thông điệp của tôi.
 Theo anh Đức, Hậu hiện đại là gì? Và, nhân tiện, trước tác không phải là tác phảm đi trước như anh giải thích đâu nhé.

Nỗi Lòng Thi Sĩ Lu Hà


Giấc Mộng Bồng Lai
thơ tri ân nữ sĩ Hiền Châu: Yêu Thương Ơi!

Bấy lâu em muốn cùng anh
Về nơi biển vắng yến oanh trúc đào
Mênh mông hoang đảo rì rào
Sóng thương cồn cát nghẹn ngào vườn yêu...

Mạch Suối Tình Thơ Với Nữ Sĩ Hiền Châu


Nguồn Suối Tình Thơ
kỷ niệm cho chùm thơ số 16 của Lu Hà tặng Hiền Châu

Hiền Châu mạch nước trào tuôn
Động hồ lai láng linh hồn bơ vơ
Chập chờn cá lội lờ đờ
Hai hàng tơ liễu ngẩn ngơ ngóng chờ...

Hội Mổ Trâu Của Các Văn Sĩ Việt Nam


Hôm nay tớ đọc một đoản văn lý thú khôi hài của triết gia Paul Nguyễn Hoàng Đức với tiên đề: “ HÓT VỀ ĐẠI HỘI NHÀ VĂN IX (2015) “

Sau khi đọc xong tớ ôm bụng mà cười sặc sụa ra một bài thơ trào phúng. Xin mời chư vị thưởng lãm.


Hội Mổ Trâu
cảm tác qua bài phiếm luận của một nhà triết gia

Thường niên mở hội mổ trâu
Thi hào văn sĩ đứng đầu quốc gia
Xôn xao lớn bé trẻ gìa
Chen chân bầu bán ăn chia lợi quyền

Đối Thoại Vui Cuối Năm Giữa Lu Hà Và Ngọc Tiên


Rất vui trên Facebook Lu Hà tôi với nickname Kẻ Sỹ Lương Tâm, Ngọn Lửa Lòng, Nước Mắt Lạc Hồng  đã quen ca sĩ Ngọc Tiên với nickname: Minh La Tien Nu


-Ngọc Tiên: Ô hay thoáng chốc đã già
Tuổi xuân vụt hết mặn mà cũng trôi
Thời gian hương sắc tàn thôi
Chỉ còn một nửa mắt môi thuở nào...

Diễn Biến Hòa Bình Là Tốt Hay Là Xấu?



Luận Bàn Với Triết Gia Paul Nguyễn Hoàng Đức Và Các Bạn Facebook Về Diễn Biến Hòa Bình
Bác Paul nói chuyện về triết học rõ ràng minh bạch khúc triết sáng tỏ như ban ngày. Vậy Hà mỗ cũng có ý kiến sau: Chống lại diễn biến hòa bình là luận điệu ngớ ngẩn, vớ vẩn. Hấp, chập mạch bệnh khùng của mấy anh cả ngố quen ngồi mát ăn bát vàng. Đã ngu lại muốn làm bố thiên hạ đè đầu cưỡi cổ dân đen. Cũng may cho các anh ấy dân này chưa chắc đã ngu nhưng nó hèn nó cam chịu, nó khôn lỏi , đèn nhà ai rạng nhà ấy. Mặc kệ nó diễn biến hoà bình thì dính dáng gì đến mình, miễn nói chuyện chính trị chỉ chân chỉ hột bột làm ăn thôi. Khi thằng Tàu nó túm gáy toàn bộ hệ thống tay sai các cấp quân đội công an nó nắm trọn ổ tướng tá, nó bắt xếp hàng vào lò thiêu như Hitler ngày xưa mới tru cha: Bác Hồ ơi! Cứu chúng con với. Thằng Tàu nó cười sặc sụa chảy nước mắt nước mũi ra. Cái đám Giao Chỉ  ngón chân tõe ra như gà ri này.  Trụ đồng bác Hồ của chúng mày, chúng ông nấu chảy ra nước từ đời tám hoánh nào rồi. Chính thủ hạ của bác Hồ  chúng mày là thằng Đồng ký công hàm bán nuớc cho chúng tao. Bác Hồ là chúng tao, chúng tao là bác Hồ. Bác Hồ là người Tàu của chúng tao chứ còn ai nữa? Còn u mê nghe thằng Vũ Thư Hiên, con Dương Thu Hương chúng nó cứ sa sả bác Hồ là người Việt Nam thứ thiệt chánh hiệu con nai vàng thì chúng mày chết cả lũ là cái chắc.

Lu Hà Và Văn Thi Nhân Chùm 15

Sầu Tủi Chia Ly
Cảm hứng bài hát của Anh Bằng: Nỗi Lòng Người Đi

Ngậm ngùi tôi bước chân đi
Mây bay chiều vắng thầm thì trái tim
Tự do mỏi mắt đắm chìm
Tôi xa Hà Nội cánh chim hải hồ

Lu Hà Và Văn Thi Nhân Chùm 14


Canh Chầy Bấy Nhiêu
Cảm xúc từ bài hát của Thanh Triết: Rồi Ngày Mai Xa Nhau

Em về gĩa biệt người thương
Anh theo cánh gió dặm trường phân ly
Trải mùi vách quế nhung y
Thu tàn nhặt lá ầm ỳ suối reo

Lu Hà Và Văn Thi Nhân Chùm 13


Vỡ Mộng
Cảm hứng từ bài hát của Thanh Bình: Tình Lỡ

Thôi đành vỡ mộng mất rồi
Còn gì ân ái bồi hồi trái tim
Cuộc đời trăm ngả cánh chim
Đá vàng tan nát đắm chìm biển sâu

Lu Hà Và Văn Thi Nhân Chùm 12


Mối Tình Đầu Rã Tan
Cảm xúc từ bài hát“ Tâm Sự Đời Tôi“ của Thanh Hằng

Bởi tôi mới lớn vội vàng
Viết thành tâm sự bẽ bàng lời ca
Tình đầu thỏ ngọc gốc đa
Ngàn thu sầu tủi Hằng Nga lạnh lùng

Các Nhà Thơ Đã Biến Khỏi Trung Quốc


Các nhà thơ đã biến khỏi Trung Quốc vì Mao Trạch Đông và các hồng vệ binh trong cách mạng văn hóa đã đập nát trái tim người Trung Quốc họ thành vô cảm, chỉ còn cái đầu bệnh hoạn để rên la kêu khóc thảm thiết. Vì vậy mới có các nhà viết tiểu thuyết chui lén lút có chứa kịch tính của một xã hội sa đọa về tâm linh nhân cách ý thức sống làm người. Việt Nam còn tệ hại hơn trăm lần Trung Cộng vì Viêt Nam nhỏ hơn Trung Cộng trăm lần, chỉ có 90 triệu dân. Nhà nuớc cộng sản có sự  giúp đỡ của hội nhà văn mái ấp, bộ thông hóa, côn an văn hối kiểm soát răn đe nên chỉ có đám bồi bút, bồi thơ, bồi ca và bồi ngâm thôi là dương oai tác yêu tác quái. Thơ văn không có kịch tính cốt truyện nhàm chán chung chung chỉ chữ câu bàng bạc tả về gốc đa củ chuối dòng sông luỹ tre làng con gà gáy cục te cục tác con chó sủa gâu gâu ....

Bình Thơ Hiền Châu Và Lu Hà



Trích: “Đêm ơi đừng rẻ rúm trăng..
Đừng đay nghiến gió..đừng chằm vằm mưa.
Giống đời méo ghét tròn ưa..
Trăng thanh gió mát cho vừa lòng nhau..

Bàn Về Văn Chương Hiện Đại Và Hậu Hiện Đai



Mới đây trên facebook có đọc bài viết của triết gia Paul Nguyễn Hoàng Đức:
“ NHÀ VĂN VIỆT NAM
CÓ NÊN ẢO TƯỞNG QUÁ VỀ HẬU HIỆN ĐẠI

Viết hay lắm. Tớ rất tâm đắc với bác Paul từng câu từng chữ. Buồn cười cho đám văn sĩ cua cáy cóc nhái mắt mũi kèm nhèm toét nhử ra tầm nhìn chưa vượt qua ngọn tre đầu làng mới chỉ loay hoay mãi với con trâu đi truớc cái cày theo sau, vẫn là mấy chú gà bị đảng vặt trụi lông quanh quẩn bên cái cối xay lúa lỗi thời cổ lỗ sĩ thì lấy gì mà hiện đại? Hiện đại cái gì? Văn hoá tư tưởng triết học? Không có cái gì đáng gọi là hiện đại cả. Đơn cử cho ngành công nghệ cơ khí vẫn chưa đủ trình độ sản xuất ra cái ốc vít. Người ta đã có con tàu vũ trụ thám hiểm mặt trăng sao kim sao hỏa mà chưa dám nói văn học hậu hiện đại mà mình chỉ là mấy con gà rù chả ra thể thống thứ hạng gì cũng nhảy cẫng lên: Văn chương hậu hiện đại. Hãy nên bàn làm sao thoát khỏi tình trạng nền văn chương sơ khai rừng rú thú vật đi để trở về với loài người văn minh tiến bộ.

Bàn Về Tôn Giáo Thần Linh Với Bác Paul Nguyển Hoàng Đức


Bác Paul có viết bài “HỮU THẦN VÀ PHẢN THẦN” hay lắm. Rất đáng để suy ngẫm học tập. Nhưng có điều chưa rõ ràng:
( " Tôi đọc thấy trên trang facebook của bạn Nguyễn Hông Hưng có đăng Bài của ông Trần Chung Ngọc .... về bài “PHẬT GIÁO - KI TÔ GIÁO ĐỐI CHIẾU NHẬN ĐỊNH VỀ “GOD” VÀ KI-TÔ GIÁO CỦA MỘT TRĂM DANH NHÂN TRÍ THỨC ÂU MỸ Trần Chung Ngọc”
"Theo thống kê, ước chừng có tới hơn 93% các nhà khoa học tin vào Thượng Đế, còn lại 6% là bán tín bán tín bán nghi, may ra mới có 1% vô thần tuyệt đối. "
-Lu Hà: Vậy 100 vị danh nhân đại trí thức thì có 93 vị tin vào Thượng Đế, tin vào thần thánh hay Thiên Chúa rồi. 6 vị bán tín bán nghi. 1 vị vô thần , tức là chỉ có một vị phản thần. Sao toàn bài viết lại gọi cả 100 vị phản thần tất cả? Hay chỉ gỉa dụ thế thôi? Cứ cho là cả 100 vị danh nhân đại trí thức là phản thần? Còn cả nhân loại hữu thần, cả nhân loại tức khoảng 7 hay 8 tỉ người hữu thần? Theo ý tớ là phải tính cả 93 vị danh nhân đại trí thức kia vào tổng số 7 hay 8 tỉ người hữu thần chứ? Họ có phản thần đâu? Có thể trong thâm tâm bác Paul cũng nghĩ như tớ, nhưng bác viết vội lướt lướt nên không để ý đến chi tiết nhỏ này? Mong bác Paul giải thích kỹ càng thêm cho Hà mỗ hiểu.

Bàn Về Nghệ Thuật Với Paul Nguyễn Hoàng Đức


-Paul Nguyễn Hoàng Đức: Cuộc sống có thể buồn tẻ,nhưng nghệ thuật thì không
Các bạn yêu văn thơ và nghệ thuật thân mến
Bài KỊCH TÍNH TRÊN ĐỈNH ĐẦU SÁNG TẠO của tôi đã có những ý kiến rất mạnh mẽ thẳng thắn, ở đó bày tỏ, như thể khi tâm hồn nhạt nhẽo cũng là cái “chết” của nó. Vì thế tôi đưa lên thành một khúc mới để tranh luận, nhưng trước hết là để tôn vinh các bạn. Vì các bạn xứng đáng bước lên sàn, mà không cần phải ở dưới sàn. Cám ơn các bạn và mời các bạn, lẫn tất cả mọi người.
Thuy Cat Cao Đang xem mê mẫn bổng dưng thấy chữ còn nữa tiếc tiếc! cuộc sống cần phải có kịch tính phải không anh? Chứ cứ đều đều nhàm chán, vô vị
Nguyễn Trí Không kích tịnh thì chán lắm. Tẻ nhạt thì chết cho rồi.
Phan Trang Hy Bất cứ sự vật nào cũng đều có "kịch tính". Đó chính là mâu thuẫn của sự vật, nhờ nó mà sự vật phát triển. Mà có sự phát triển nào không trải qua sự sáng tạo?

Bàn Về Danh Dự Và Bình Đẳng Với Bác Paul Nguyễn Hoàng Đức


Nhân tiện bác Paul bàn về danh dự và bình đẳng. Cách đây mấy năm tớ cũng viết một bài luận bàn về bình đẳng và tự do. Tớ đặt câu hỏi: Bình đẳng và tự do. Trong hai cái bạn chọn cái nào? Bạn muốn cả hai cùng một lúc ư? Đó chỉ là một ảo tưởng. Theo tớ ở đâu có nhiều bình đẳng thì ở đó ít tự do. Ở đâu có nhiều tự do thì ở đó có bình đẳng. Bình đẳng sẽ thủ tiêu tư do, nhưng tự do không thủ tiêu bình đẳng. Tuy tự do không bảo đảm bình đẳng tuyệt đối nhưng ít ra nó cũng dung dưỡng bình đẳng. Còn bình đẳng tuyệt đối sẽ tiêu diệt tự do. Thành ra lại là một sự bình đẳng khập kiễng. Bài luận tương đối dài e rằng đăng vào đây không tiện. Sống ở đời ai mà chả muốn có bình đẳng và tự do công bằng bác ái yêu thuơng nhau nhưng là một ảo tưởng bởi vì chủ nghĩa cá nhân, tư hữu tài sản là thuộc tính bản chất của xã hôi loài người. Bác Paul và tớ giống nhau là cả hai thích suy tư không thích màu mè hình thức, thích bàn luận thích nghiền ngẫm về chuyện đời.. Bác là một triết gia đào tạo có bài bản từ chương trích cú, còn tớ là dân lý luận miệt vườn tớ chả qua một truờng đại học nào hết. Mọi thứ do đi nhiểu trải nhiều và đọc nhiều mà có.

Bàn Về Chuyện Tiếu Lâm Đại Hội Nhà Văn thứ 9 năm 2015 ở Hà Nội


Đọc mà ôm bụng cười, sặc sụa nước mắt nước mũi trào ra dàn dụa. Chuyện tiếu lâm của bác Paul hay qúa. Vậy xin cảm tác ra mấy vần thơ tếu táo cho vui.

Nhà Thơ Áp Mái
Trào phúng theo phiếm luận của Paul Nguyễn Hoàng Đức

Châu mai phùn phụt cháo lòng
Tiết canh hành tỏi dòng dòng tuôn ra
Thần đồng khét tiếng sơn hà
Nhà thơ Áp Mái la đà trời mây