Sonntag, 12. Mai 2019

Lu Hà Và Văn Thi Nhân Chùm Số 95


Biến Tình Say Đắm
cảm xúc nhạc Giao Tiên: Lại Nhớ Người Yêu

Nhớ em quá không sao ngủ được
Lệ hoen tròng thao thức mãi thôi
Chiều nay hoa lá nổi trôi
Con thuyền ân ái xa xôi với người

Lu Hà Và Văn Thi Nhân Chùm Số 94


Anh Sẽ Trở Về
cảm xúc bản nhạc của Võ Tá Hân

Mai này anh sẽ trở về
Giữa dòng suối tắm tràn trề nắng mưa
Hẹn em bên những gốc dừa
Bướm hoa dan díu hàng dưa luống cà

Lu Hà Và Văn Thi Nhân Chùm Số 93


Tâm Sự Đời Tôi
cảm xúc nhạc Trần Lập

Anh buồn bên tách cà phê
Nhâm nhi giọt đắng chán chê nửa vời
Điêu linh góc bể chân trời
Tro tàn gió cuốn lệ rơi đôi hàng

Lu Hà Và Văn Thi Nhân Chùm Số 92


Hoa Bướm Lả Lơi       
cảm xúc nhạc Mai Bích Dung: Cho Người Tình Nhỏ

Cô nhân tình bé nhỏ
Ríu rít chim sơn ca
Mang mùa xuân ấm áp
Sông núi nước non nhà

Lu Hà Và Văn Thi Nhân Chùm Số 91


Chạnh Lòng Nhắn Nhủ
cảm xúc nhạc Lệ Minh Bằng: Hỏi Anh Hỏi Em

Hỏi lòng sao vội ra đi
Trái tim ấp ủ thầm thì trúc mai
Rằng mình còn có tương lai
Ba lô súng đạn đôi vai phong trần

Bàn Luận Với Triết Gia Paul Nguyễn Hoàng Đức Về A = Phi A


Trích : “PHÉP BIỆN CHỨNG HÊ-GHEN KHÔNG MẢY MAY CÓ TRONG HIỆN THỰC!

- Các trò thân mến, phép biện chứng của Hê-ghen là tiền đề A = Phi A. Nhưng người xóm rách thích nói vần vèo nhiều hơn cho êm tai, mà ta không muốn nhắc đi nhắc lại công thức đơn giản sơ cứng đó nhiều, nhiều khi ta sẽ gọi là “phép biện chứng Hê-ghen”. – Thầy Đivoa giảng.
Trong giả tưởng, khi chúng ta cầm hộ chiếu qua các cửa khẩu, nhân viên hải quan cầm hộ chiếu đã làm dăm năm nhưng vẫn còn hạn của ta bảo rằng:

Tâm Sự Với Trang Lê Về Nghề Làm Nail


Tớ thấy ở các nước văn minh các cửa hiệu làm Nail, tức là nghề trau chuốt móng tay móng chân, chẳng khác chi một phòng khám bệnh. Các cô làm Nail  đeo khẩu trang áo trắng như bác sỹ rũa móng tay tô son thật là lộng lẫy. Tiền kiếm lại nhiều, có kém chi bác sỹ đâu? Nếu là bác sỹ phải khám bệnh, những bệnh nhân khỏe mạnh còn đỡ chứ bệnh nhân lở loét thì cũng phải dờ chân dờ cẳng, dờ ung nhọt, kim tiêm hút máu mủ,  hay bác sỹ nha khoa phải gắng mà chịu những cái mồm thối. Ở Việt Nam thì làm sao mà có thứ nghề sang trọng này? Ngày chạy gạo vắt chân lên cổ bùn sình nước đọng, các vùng nông thôn chị em phải ngâm bùn, bốc phân,  thành thị thì sinh viên phải đi làm đĩ để trả tiền học phí.  Chị em lao công quét dọn móc cống. Mấy con dư luận viên thất nghiệp phải làm cái nghề mạt hạng chửi bậy văng tục trên mạng để ban tuyên giáo trả vài ngàn đồng thì có cao sang gì đâu mà dám dấu mặt làm những cái clip ngu xuẩn để đánh một đòn tâm lý vào cô Trang Le một tài năng tấu hài hùng biện rất uyên bác của dân tộc?

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 30


Cũng vẫn theo thông lệ, tôi không bình giảng thơ cố thi sĩ Đinh Hùng. Bài thơ “Giọt Máu Sao Trời“ tôi để dành cho các nhà bình thơ có sừng có mỏ ở Việt Nam, và anh viết gì tôi cũng chẳng nhớ, chẳng trích đọan, chỉ biết rằng tôi đọc thơ anh một hai lần và sẳn từ cái linh hồn đó còn vẩn vơ trong vũ trụ, tôi hấp dẫn lại nhờ cảm quan giác quan của mình và sáng tác ra bài: “Nửa Gối Ân Tình“
. Các bạn nên nhớ rằng thời Đinh Hùng lối thơ mới 7 chữ rất thịnh hành, do ảnh hưởng từ dòng thơ Đường Luật có từ hàng nghìn năm rồi. Tôi không muốn mang tiếng nhai lại chữ, nên Đinh Hùng viết 7 chữ thì tôi lục bát, hay song thất lục bát. Nội dung ý nghĩa của hai bài thơ có thể rất khác nhau, chỉ là từ cách nhập thể cộng hưởng linh hồn mà thôi.

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Trần Thu Hà Diễn Ngâm Phần 29


Thật là tuyệt vời Thu Hà ngâm hai bài thơ của tôi: “ Anh Là Cơn Gío Bay Qua“ và “ Nửa Gối Ân Tình“.  Tôi nghe mà xúc động nao nao cả cõi lòng. Bài thơ thứ nhất viết về một câu chuyện tình có thực của tôi khi đó tôi còn là một chàng trai 27 tuổi có yêu một cô gái 19 tuổi và bài thơ thứ hai cảm dịch từ thơ Đinh Hùng cũng là một câu chuyện tình có thực của anh. Để tri ân Thu Hà, tôi sẽ bình giảng hai bài thơ làm món quà tinh thần để lại cho hậu thế nhân dịp năm Đinh Dậu làm kỷ niệm.

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 28


Tiếng Lòng
Cảm dịch từ thơ lục bát cuả Thâm Tâm: Trả Lời Người Yêu

Nghe Thu Hà ngâm mà não nuột cả c
õi lòng. Cả hai video liên tiếp từ một bài thơ dài 15 khổ 60 câu “TiếngLòng“ của tôi, sáng tác từ năm 2010, thời gian đó tôi làm thơ song thất lục bát chưa điêu luyện như bây giờ nhưng nghe giọng ngâm mà thấy lòng mình xao xuyến nôn nao quá. Tôi cảm dịch từ thơ cố thi sĩ Thâm Tâm bài thơ lục bát:“ Trả Lời Người Yêu“. Cám ơn Thu Hà rất nhiều, theo tôi bài thơ song thất lục bát này  đuợc ngâm lênhay lắm đó, lâm ly chan chứa tình người như vậy, Bài thơ như kể một câu chuyện tình buồn, mà thiên hạ vẫn còn chê bủng chê beo không ai muốn ngâm. Hôm nay được Thu Hà ngâm tức là sau 7 năm từ khi tôi sáng tác ra, tuy đã đăng tải trên các trang mạng Internet.  Bây nghe ngâm về một câu truyện tình thú vị liêu trai lắm.

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm phần 27

Đúng là ngâm thơ Tao Đàn.  Đinh Hùng dưới suối vàng chắc hẳn sẽ ngậm cười. Ngày xưa ngâm thơ Tao Đàn là sáng kiến của cố thi sĩ Đinh Hùng người miền Bắc di cư vào Nam sau năm 1954 thường ngâm trên đài phát thanh Sài Gòn vào lúc nửa đêm để an ủi đồng bào xa quê hương. Bây giờ nối tiếp truyền thống xưa, Thu Hà lại ngâm thơ để an ủi đồng bào khắp 5 Châu Lục xa quê huơng tổ quốc. Lời ngâm vừa dứt nhưng thanh âm vẫn còn văng vẳng vang động sầu cảm trái tim tôi là tác gỉa bài thơ. Tôi xin bình giảng ý nghĩa của bài thơ tôi đã viết tặng chính người ngâm thơ.

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 26


Thật kỳ diệu tôi đã lạc vào thế giới tâm linh của Đinh Hùng, mặc dù anh đã ra đi từ lâu. Nay nghe Thu Hà ngâm thơ cố thi sĩ bài:“ Tiếng Em“ và bài thơ tôi chuyển dịch là: “ Giữa Đêm Khuya“. Cả hai bài gồm lại trong một clip tạo thành một giai điệu huyền ảo liêu trai thần giao cách cảm âm dương hòa hợp giữa linh hồn người sống và người đã chết. Ta thấy xuất hiện ra 4 nhân vật liên đới với nhau trong clip này: Đinh Hùng, Lu Hà, một cô gái nào đó là người yêu quá cố của Đinh Hùng và Thu Hà là người ngâm thơ.
Đinh Hùng có 4 khổ thơ 7 chữ theo lối thơ mới tứ tuyệt không đối và tôi có 5 khổ 20 câu lục bát. Cũng như thông lệ tôi xin miễn bình giảng thơ Đinh Hùng mà chỉ bình giảng riêng thơ tôi sáng tác để tri ân Thu Hà và bạn đọc.

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 25


Bài thơ “Tiễn Bạn Lên Đường Tòng Chinh“ của tôi có 9 khổ 36 câu, cảm dịch từ bài thơ “ Tống Biệt Hành“ của Thâm Tâm có 5 khổ rưỡi 22 câu. Bài thơ “Tống Biệt Hành“ của Tâm Tâm chỉ gọi là hay với những ai cảm xúc èo uột, hiểu chữ nghĩa mập mờ,  bài thơ này rất phù hợp với phong trào Việt Minh, Vệ Quốc Đoàn thời đó, trong quân tác tuyển binh mộ lính. Còn tôi suy nghĩ sâu xa mà phỏng đoán tâm trạng nỗi niềm u uẩn của Thâm Tâm từ chỗ chán đời thất tình với cô Khánh nào đó. Vậy chàng quyết làm một Kinh Kha liều mình như chẳng có xông pha mũi tên hòn đạn hiến dâng máu thịt mình cho Tổ Quốc, như vậy về phương diện nào đó là đáng khen.

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 24


Bài thơ “Hương Ái Tình Muôn Thuở “ của tôi do Thu Hà diễn ngâm qúa hay. Mấy khúc theo nhịp thơ song thất lục bát hòa điệu giọng Huế nghe sao mà thích thế. Giọng nói trọ trẹ luyến láy theo kiểu Hoàng Hậu Nam Phương và Hoàng Thái Hậu của Vua Bảo Đại mà tôi đã thấy trong phim truyền hình. Tôi là dân Bắc Kỳ mà, nghe lạ tại ngọt ngào thú vị lắm. Thu Hà ngâm cả thơ 7 chữ của Đinh Hùng, tôi cũng nghe.
Tôi chỉ từ cái ý thơ của Đinh Hùng thơ mới 7 chữ  mà cảm dịch sang song thất lục bát, nội dung khác hẳn nhau. Đinh Hùng viết bài thơ lấy tên là “ Hương“ gồm 7 khổ 28 câu thì tôi cũng 7 khổ 28 câu. Xin nhắc lại đây là thơ cảm dịch chứ không phải thơ họa theo vần.
Về phần thơ cố thi sĩ Đinh Hùng tôi vẫn để dành phần cho các nhà bình thơ Việt Nam. Tôi chỉ chú trọng bình giảng cho bài thơ tôi sáng tác để tri ân Thu Hà và bạn đọc thôi.

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 23


Rất cảm động khi nghe Thu Hà ngâm 2 bài thơ của tôi: “Cung Đàn Dang Dở“ và” Vẳng Khúc Tương Sầu“
Bài thơ Cung Đàn Dang Dở có 6 khổ 24 câu. Tôi cảm hứng từ thơ Thâm Tâm bài: “Màu Máu TiGon“ viết theo thể thơ mới 7 chữ có 4 khổ 16 câu. Bài thơ này tôi tìm trên google thấy đã có nhạc sĩ Việt Dzũng phổ nhạc được Ái Vân hát rất hay. Nhưng tôi vẫn chê Việt Dzũng làm một công việc thừa thãi thiếu tôn trọng tác gỉa.

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 22


Tôi rất xúc động khi nghe Thu Hà ngâm 2 bài thơ:“Mấy Lần Nghe Sắc TiGon“ và:“Nửa Vòng Thơ Say“ mà tôi viết tặng đích danh nghệ sĩ. Cả hai bài thơ ngâm tạo ra một khoảng thời gian không gian dài rộng, trải qua bao biến cố, từ khi xuất hiện bài thơ Hai Sắc Hoa Tigon vào năm 1937 và hiện tại năm nay là năm Đinh Dậu. Như vậy là 80 năm trôi qua mà người ta còn nhắc mãi. Thu Hà ngâm liên tục thơ Thâm Tâm, thơ tôi làm cũng chủ đề về hoa TiGon. Để tri ân Thu Hà và làm món qùa tinh thần đầu xuân kỷ niệm cho cõi tạm trần gian này. Tôi lại tiếp tục bình giảng cặn kẽ rành mạch ý nghĩa 2 bài thơ được Thu Hà diễn ngâm.

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 21



Bài thơ “Đan Áo Cho Chồng“ mà tác gỉa là T.T.Kh viết vào năm 1937, nghe nói của thi sĩ Thâm Tâm có 6 khổ 24 câu. Tôi thấy nhiều câu còn ép vận, ý chưa thông thoáng, nên tôi  chuyển dịch ra 8 khổ gồm 32 câu . Hôm nay cô Thu Hà ngâm bài thơ chuyển dịch của tôi. Vậy tôi xin bình giảng ý nghĩa từng câu trong thơ tôi thôi. Còn nguyên tác của T.T.Kh hay của Thâm Tâm tôi miễn bình giảng để dành phần cho các nhà bình thơ Việt Nam.

Lu Hà Và Văn Thi Nhân Chùm Số 90


Anh Chỉ Yêu Em Thôi
cảm xúc bài hát của Thúc Đăng & Thanh Tuyền

Ngày xưa đó anh thường hay nói
Một trời sao sáng chói không thôi
Dập dìu như áng mây trôi
Em là suối mát bồi hồi lòng anh

Lu Hà Và Văn Thi Nhân Chùm Số 89


Nói Đi Em
cảm xúc nhạc Nguyên Vũ

Nói đi đêm cuối đôi ta
Ngày mai nếu lỡ quan hà mù sương
Cánh chim mòn mỏi tha phương
Đại dương ngăn cách thê lương thảm sầu

Bình Giảng 3 Bài Thơ Của Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 20


“Em Sẽ Ngâm Thơ Anh, Tình Xưa Cố Quận và Hoa TiGon Thổn Thức“

Tác gỉa bài thơ “Hai Sắc Hoa TiGon“ của nàng T.T.Kh không rõ lai lịch tung tích và chàng thi sĩ Thâm Tâm chắc cũng đã là người thiên cổ cả hai. Nhưng bài thơ để lại mang dấu ấn hình bóng một thời, một nghi án văn học dần dần sáng tỏ minh bạch vẫn để lại cho bao thế hệ người Việt Nam yêu thơ thổn thức bâng khuâng.

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 19


Lần đầu tiên trong đời tôi nghe một bài thơ ngâm sầu cảm qúa. Thu Hà đã ngâm ngay chính bài thơ tôi vừa mới sáng tác. Tôi thấy phải có nghĩa vụ và trách nhiệm viết một bài bình giảng để tặng Thu Hà và tha nhân. Đây là thơ tình trường thiên song thất lục bát tôi lấy tiêu đề là: “Trường Ca Tình Hận.”
Có hai nguồn cảm xúc dẫn dắt tôi viết là từ bài thơ tình dài 16 khổ của cố thi sĩ Đinh Hùng: “ Gặp Em Huyền Diệu” và “Trường Hận Ca “ của Bạch Cư Dị mô tả về mối tình sử bi thuơng của nàng Dương Qúy Phi và vua Đường Minh Hoàng.

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 18


Bài thơ này rút kinh nghiệm từ mấy bài trước tôi không muốn bám theo vần của nàng T.T.Kh hay chàng Thâm Tâm nữa. Nghĩa là tôi chỉ đọc“ Bài Thơ Cuối Của T.T.Kh“, hiểu đại ý họ viết gì và tôi tự hóa thân mình vào linh hồn người thiếu phụ và tự viết ra nỗi lòng mình. Nguyên tác là 9 khổ nhưng tôi viết ra 10 khổ 44 câu hoàn toàn theo tâm ý nỗi lòng mình. Đã 6 , 7 năm rồi, tính tôi không thích họa theo vần  thơ người khác chỉ trừ thơ đường luật mới họa thôi.

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 17


Bài “Khổ Lụy Tình Em“ tôi họa lại tương đối sát với vần “Bài Thơ Thứ Nhất“ của T.T.Kh hay Thâm Tâm.  Theo tôi Thâm Tâm cũng tự dùng phép phân thân như anh chàng Tôn Ngộ Không dùng thuật cân đẩu vân nhập vào hồn cô Khánh mà viết ra bài thơ thứ nhất này. Một tín hiệu thử phản ứng của người yêu khi đọc báo. Tôi giữ gần đúng vần như nguyên tác là 10 khổ 40 câu, chỉ biến ảo tình tiết câu chữ theo tâm trạng cảm xúc của tôi.  Riêng câu:
“Từ đấy không mong không dám hẹn
Một lần gặp nữa dưới trăng nghiêm“

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 16


Nàng T.T.Kh hay chàng Thâm Tâm viết bài Hai Sắc Hoa TiGon gồm 11 khổ 44 câu, còn tôi chuyển dịch và họa ra 12 khổ 48 câu. Tôi thấy nguyên tác Thâm Tâm làm chưa được vần lắm theo lối thơ mới 7 chữ, nên tôi đã sửa lại vần làm hai lần. Bản thứ nhất gần như còn giữ lại vần của Thâm Tâm, nhưng bản thứ hai hoàn toàn sửa cho thật tròn trịa vần điệu. Thu Hà ngâm theo bản thứ nhất của tôi. Vậy tôi xin bình giảng 12 khổ thơ của tôi theo bản thứ nhất mà tôi đã cảm tác ra theo tâm ý của Thâm Tâm. Thơ Thâm Tâm tôi miễn bình giảng mà chỉ muốn giãi bày cảm xúc của riêng tôi. Một lúc tôi phải hóa thân làm 3: Tôi, Thâm Tâm và cô Khánh.

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 15


Thu Hà diễn ngâm cảm động lắm, tôi sẽ bình giảng kỹ lưỡng bài thơ này, tôi cảm dịch ra từ bài thơ “ Bài Thơ Đan Áo“ của nàng T.T.Kh nào đó, nhưng tôi tin chắc là của Thâm Tâm. Thâm Tâm viết 6 khổ 24 câu, còn tôi cảm dịch ra thành 8 khổ 32 câu và cố gắng viết cho thật vần để Thu Hà dễ ngâm. Phần thơ Thâm Tâm tôi miễn bình giảng hay bình luận vì không có thời gian và cũng có nhã ý để dành  phần cho các nhà bình thơ Việt Nam. Tôi chỉ muốn từ cái tình của tôi hóa thân thành một người phụ nữ mà than thở về mối tình duyên ngang trái đầy đau khổ và nước mắt. Cố gắng diễn giải thêm vài nét về tâm lý học.

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 14


Rất thú vị khi nghe Thu Hà ngâm bài thơ “Âm Hưởng“của Đinh Hùng và bài thơ “Em Chưa Muốn Về“ của tôi phỏng theo tâm trạng cố thi sĩ Đinh Hùng. Đinh Hùng làm thơ 6 chữ vẫn theo nguyên tắc đổi thanh của thơ 8 chữ. Đó là một kiểu sáng tạo của anh. Thể dạng thơ 6 chữ chuyển thể sang song lục lục bát tôi cũng từng làm. Cứ hai câu 6 chữ thì hai câu lục bát. Chứ còn cứ  6 chữ liền tù tì như anh Đinh Hùng tôi rất ít làm và không có hứng thú. Nhưng đọc bài thơ của anh, tôi hiểu tâm trạng anh muốn tâm sự với linh hồn một cô gái nào đó đã về quê hương vĩnh hằng. Tôi muốn hóa thân làm một Đinh Hùng và tự đặt mình vào vị trí của Đinh Hùng để tự mình thả hồn mơ mộng. Phần thơ anh Đinh Hùng tôi xin miễn bình giảng để dành cho các nhà bình thơ thi nhân học gỉa. Riêng tôi chỉ xin rón rén giải nghĩa câu chữ và bày tỏ cảm xúc tâm trạng riêng của bài thơ tôi đã làm thôi.

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 13


Vô tình trên mạng Facebook thấy Thu Hà ngâm bài “Cha Đàng Ngoài Mẹ Ở Đằng Trong “của nhà thơ Xuân Diệu. Bác Xuân Diệu viết theo lối 8 chữ hình như vào năm 1960 sau cải cách ruộng đất? Khi bác Xuân Diệu cùng cha mình đã tập kết ra Bắc, nhớ lại tuổi ấu thơ khi còn ở miền Nam? Xuất xứ nguyên nhân bài thơ không quan trọng, chỉ biết rằng có bài thơ đó rồi, lưu truyền trong dân gian. Tôi thấy trong clip các cụ gìa bô lão lắng nghe trang nghiêm, cánh thanh niên bần thần tư lự, nên tôi cảm động mà ứa nước mắt ra. Sẵn nguồn thi phú đang dồi dào tôi để trái tim mình, lòng mình tứa trào ra thơ theo dòng cảm xúc của tôi để tri ân Thu Hà. Cách làm thơ của tôi gọi là thơ cảm tác cảm dịch từ thơ 8 chữ sang song thất lục bát. Hoàn toàn không giống y trang như bài thơ của bác Xuân Diệu.  Vậy để làm một chút kỷ niệm trên chuyến tàu hành hương về cõi thiên đường, về cõi vĩnh hằng. Tôi dừng tạm ở một ga xép nhỏ trần gian  mà viết bài bình giảng này, mục đích giải nghĩa câu chữ của bài thơ của tôi cho rành mạch dễ hiểu mà thôi.

Chỉ Còn Biết Hy Vọng Thôi


tâm sự về thơ với nữ thi sĩ Nguyễn Kim

Trăn Trở

Nỗi niềm kia chôn tận đáy hoang mô
Nay khơi lại sóng xô bờ bến mộng
Kỷ niệm xưa bên đồi chiều gió lộng
Vòng tay ôm ấm trọn suốt canh dài

Bàn Về Siêu Hình Học Với Paul Nguyễn Hoàng Đức


Bác Paul viết về một đề tài duy tâm siêu hình học hắc búa. Tuy rằng bác khéo léo vận dụng những hình ảnh đơn giản cụ thể để miêu tả cái thần lực của triết học, nhưng trên facebook này mấy người hiểu hết lời bác viết? May ra có dăm ba anh gọi học gỉa, trí gỉa, văn thi sĩ có một vốn kiến thức nào đó mới hứng thú. Về giới có học vấn của Việt Nam cũng như của nhân loại tớ phân ra làm 5 loại: đại trí, trung trí, tiểu trí, hạ trí, ngu trí. Đại trí gồm các triết gia học gỉa chính danh vương đạo bàn về lý thuyết, các bậc đại sư tinh tấn, linh mục tinh thông thần học. Trung trí là các nhà bình luận thời sự xã hội văn học, tiểu trí là các vị văn sĩ chuyên viết văn phiếm luận, tiểu thuyết tình yêu, xào xáo hư cấu bia đặt, thơ phú, ca kịch v. v. …. Cả 3 bậc này đa số theo trường phái nghệ thuật vị nghệ thuật. Hạ trí là giới văn sĩ còn đảng còn mình, làm thơ viết văn phục vụ cho mục đích tuyên truyền vận động quần chúng cho sự nghiệp chính trị, hay ngụy trị nào đó. Lấy nghệ thuật vị nhân sinh làm tiêu chí.

Bàn Luận Với Triết Gia Paul Nguyễn Hoàng Đức Về Văn Hóa Tàu


 -Paul Nguyễn Hoàng Đức:
Chỗ nào có người Trung Hoa là có đấu đá, người Trung Hoa vĩnh viễn không đoàn kết được, tựa hồ trên thân thể họ có những tế bào thiếu đoàn kết. Vì vậy khi người nước ngoài phê phán người Trung Hoa không biết đoàn kết thì tôi chỉ xin thưa... Vì Thượng Đế muốn thế. Bởi vì nếu một tỉ người Hoa đoàn kết lại, vạn người một lòng, anh có chịu nổi không? Chính ra Thượng Đế thương các anh nên mới dạy người Hoa mất đoàn kết!. Tôi tuy nói thế nhưng rất đau lòng…“

Tâm Tình Cùng Paul Nguyễn Hoàng Đức Về Trường Ca


Ông bạn thi nhân triết gia Paul Nguyễn Hoàng Đức ơi!

Trước hết tớ là thi sĩ Lu Hà chứ không phải Lưu Hà. Tớ có phải con cháu dòng giõi họ Lưu xuất thân từ anh đình trưởng Lưu Bang thời bắc Hán lên làm hoàng đế đâu? Sau này là anh Lưu Bị thời nam Hán cũng chỉ là anh chàng bán dày đan chiếu cói cũng tung tăng muốn thi tài với thi nhân văn nhân Tào Tháo.

Tâm Sự Với Lý Lắc Về Thơ Tình


Lý Lắc: “Tình – là căm phẫn vô cùng nhưng lại hận không triệt để
Là tê tâm liệt phế, nhưng lại đau không chết tâm
Là nhạt như thủy, nhưng có ngày tỉnh lại, đã không xa lìa không vứt bỏ
Không oán không hối, bỏ không được, buông cũng chẳng đành.
Vốn dĩ tình… là không thể tránh được.“

Kìa Toà Thiên Hương
Cảm hứng với Lý Lắc

Mắt nai ươn ướt rừng xanh
Thơm mùi hoa bưởi yến anh chuyền cành
Hồn mây rền rĩ năm canh
Lòng say sương gió kinh thành khổ đau

Tâm Sự Về Thơ Về 8 Chữ Với Nữ Sĩ Lương Cẩm Quyên


Sở dĩ Hà mỗ tôi thấy nên cần viết bài tâm sự này với cô nữ văn sĩ Lương Cẩm Quyên hiện nay đang sống ở Việt Nam về bài thơ 8 chữ của cô với tiêu đề :“Xin Đừng Xa Lạ “mà cô Trần Hiền Châu gửi vào trang Facebook của tôi. Nhờ tôi cảm tác và tôi sơ ý không hỏi căn cước bài thơ. Vì tính tôi phóng khoáng thấy có thơ hay là cảm tác, cảm đối liền. Thiên hạ nhiều kẻ xấu bụng  luôn manh tâm trăm phương ngàn kế luôn muốn vu khống xỉ nhục tôi. Chúng không thể gửi vào trang facebook của tôi hay các blogs của tôi dưới dạng comment. Chúng chỉ có thể mạo danh tôi, hay tấn công tôi với comment tên của chúng vào trang facebook của ai đó?  Mới đây bỗng  dưng nổi hứng tôi có lập thêm trang wordpress và đăng lên google. Tôi không có thời gian kiểm soát nên kẻ xấu bụng mạo danh tôi dưới dạng comment nó lấy luôn bài thơ “ Xin Đừng Xa Lạ”của cô Quyên và ký tên “lu hà“. Ngay chữ lu hà tên người phải viết hoa thì nó cố tình viết nhỏ để thoả mãn lòng hận thù vô cớ. Cô Quyên thì bụng dạ đàn bà con gái dễ tin người nên cô lầm tưởng tôi thuổng 1 bài thơ của cô trong bài“ Luận Về Tình Yêu Phần 27 “của tôi dành cho hai cô Trần Hiền Châu và Hiền Châu. Trong bài luận tôi có ghi rõ là đã cảm tác “Mong Hồn Ở Lại Bên Nhau “ từ bài thơ: “Xin Đừng Xa Lạ “. Logich không lẽ tôi lại nghèo nàn về thơ văn mà manh tâm thuổng thơ cô làm của mình thì lại tự cảm tác, cảm đối ra “Mong Hồn Ở Lại Bên Nhau“để làm  gì?

Tâm Sự Về Nghệ Thuật Tấu Hài Với Nghệ Sĩ Trang Lê


-Trang Le: ĐM cái đảng đội quần!!! Bà mày dõng dạc tuyên bố một lần nữa cho toàn thể cha con tụi mày được mở não là tao đéo phải Việt Tân , ok ?!!
Việt Tân chẳng có gì xấu. VT chống lại việt cộng và làm điều tốt, tao ủng hộ. Chỉ có điều tao đéo phải. Tao chỉ là người Việt Nam. Tao yêu quê hương , đồng bào tao và tao ghét tụi mày. Vì tụi mày bán nước, cướp của dân đến không còn cái quần què gì nữa, và làm cho quê hương của tao tan nát, tiêu điều như hôm nay!
Quê hương VN là của người VN! Đéo phải của riêng đảng đội quần tụi bây, bao gồm dư luận viên và cộng con đầu tôm. Nghe rõ chưa?
Nghe rõ rồi thì đội quần lên đầu và cút! Thằng nào con nào qua nhà tao spam bậy và chửi bới tục tĩu ,tao block hết. ĐM đã không muốn chửi thề nữa rồi mà cứ chọc tao quài

Tâm Sự Về Ngâm Thơ Với Trần Thu Hà


Lời Hứa Hẹn
thơ tri ận Thu Hà

Sẽ bình giảng từng bài thơ nhé
Nếu em ngâm bất kể về ai
Thuyền anh cập bến chương đài
Liễu xanh đào thắm áo dài tơ vương