Sonntag, 23. Juni 2019

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 40


Phần khúc ca Hồ Trường của ông Nguyễn Bác Trác tôi xin miễn trích dẫn, tôi xin bình giảng ngay nội dung bài thơ của tôi cảm khái ra thành “Giọt Lệ Canh Thâu“
Thơ viết theo lối tứ tuyệt trường thiên không đối câu đối chữ, tôn trọng niêm luật như thơ đường. Ta thường gọi là thể thơ mới 7 chữ mà các vị đàn anh thời tiền chiến như Tản Đà, Nguyễn Bính hay làm.

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 39


Hồ Trường là một thi phẩm của ông Nguyễn Bá Trác viết vào đầu thế kỷ 20. Ông từng theo Cụ Phan Bội Châu trong phong trào Đông Du và hưởng ứng phong trào Đông Kinh của Cụ Phan Châu Trinh. Từng làm quan dưới triều vua nhà Nguyễn.
Ông là chủ bút phần Hán Văn của tờ Nam Phong do quan đại thần Phạm Quỳnh sáng lập.
Sau thôi làm ở báo Nam Phong, ông vào Huế làm Tá lý Bộ Học và lần lượt trải qua các chức vụ: Tuần vũ Quảng Ngãi, Thị lang Bộ Binh, Tổng đốc Thanh Hóa, Tổng đốc Bình Định.

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Mai Hoài Thu Phổ Nhạc Phần 38


Bài thơ lục bát“ Giọt Sầu Em Gửi Cho Ai“ của tôi viết tặng nhà thơ kiêm nhạc sĩ Mai Hoài Thu đã được ca sĩ Nguyễn Đông trình diễn theo tôi là rất thành công.
Thơ lục bát phổ theo nốt nhạc Tây được giọng nam ca sĩ hát theo cung điệu trầm buồn là tổng hợp của các làn điệu nhạc nhẹ, nhạc vàng, ngâm thơ tao đàn. Tôi nghe như tiếng nỉ non ai oán sầu bi kiểu cung oán ngâm khúc và trinh phụ ngâm, âm điệu thật là buồn . Thơ nhạc Việt Nam phải buồn mới đạt yêu cầu. Thơ tình phải buồn nhạc tình phải buồn gịọng hát phải buồn thì mới đáng gọi là nhạc vàng theo kiểu mẫu mà các nhạc sĩ miền Nam sáng tác trước năm 1975.

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 37


Hãy Sống Sao Cho Đẹp
cảm xúc từ những danh ngôn trên một clip

Phải sống sao cho đẹp, cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí. Nói như Nietzcher là sống như cỏ cây gỗ mục, nên ông có cảm giác buồn nôn. Con người quá nặng về sinh tồn, tồn tại và hưởng thụ mà quên mất cái căn bản là hiện sinh, dấn thân và sáng tạo không ngừng để phân biệt con người khác loài cầm thú và những vật vô tri vô giác không có linh hồn .

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 36


Các bậc đàn anh thời tiền chiến có một nét giống nhau là thích làm thơ 7 chữ, Nguyễn Bính và Thâm Tâm là tiêu biểu. Xuân Diệu, Hàn Mạc Tử, Vũ Hoàng Chương , Hồ Dzech ngoài 7 chữ ra thường là thơ 8 chữ. Theo tôi thơ 8 chữ dễ viết hơn nên phái nữ thời nào cũng rất hăng hái thể thơ này. Riêng Tản Đà thì kiểu nào cụ cũng chơi, qủa là một tay lợi hại cự phách trong làng thơ. Không phải là hậu sinh khả úy. Tôi may mắn sinh sau nên được thừa hưởng phần nào gia tài các bậc tiền bối để lại, tha hồ mà học tập . Nhưng thật lòng tôi cũng hơi chê các bậc tiền bối còn coi nhẹ thơ lục bát và hình như không thấy cái cao siêu, bác học, siêu hình huyền diệu của thơ song thất lục bát?

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 35


Cố thi sĩ Đinh Hùng viết bài thơ 7 chữ “ Gặp Nhau Lần Cuối“ 7 khổ 28 câu. Tôi cảm dịch sang thể thơ song thất lục bát có rút ngắn lại còn 6 khổ 24 câu. Thời thi sĩ Đinh Hùng là thời kỳ thơ mới phát triển, các vị thi sĩ  nhà ta có xu hướng biến đổi thơ đường luật thất ngôn bát cú hay tứ tuyệt thành thể thơ 7 chữ trường thiên không cần đối câu đối chữ nữa để tả tình. Có sự lạ xuất hiện thêm thơ 8 chữ nhưng song thất lục bát thì lại viết rất ít là một điều đáng tiếc. Thơ song thất lục bát rất hợp với lối ngâm thơ tao đàn. Có lẽ song thất lục bát làm ra là để ngâm nga. Thật là tôi có duyên may mới gặp cô Trần Thu Hà trên cõi đời này, cô ta lại có sở trường về ngâm thơ, riêng thơ song thất lục bát rất hợp với âm điệu Huế. Nghe sao mà réo rắt thanh cao thế, chả khác chi nơi cung đình vua chúa phong lưu đài các ngày xưa vậy.

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 34


Thâm Tâm viết bài thơ “Dang Dở “gồm 11 khổ tức 44 câu thể thơ 8 chữ. Còn tôi từ cái hồn thơ của Thâm Thâm chuyển dịch sang tâm hồn tôi thành bài thơ song thất lục bát cũng 11 khổ tức 44 câu. Nhưng tâm trạng khí khái hoàn toàn khác nhau, một Thâm Tâm xót xa nuối tiếc hận tình mà muốn trút hết oán thù vào đầu kẻ thù xâm lược. Thời đó là người Pháp đây? Thâm Tâm muốn làm một Kinh Kha nơi chiến địa vì thất tình mà đổ cho là số kiếp nên thà chết quách đi cho rảnh.

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 33



Để tri ân Thu Hà đã diễn ngâm và cũng là muốn làm món qùa kỷ niệm cho những ai thực lòng mến mộ. Tôi sẽ bình giảng bài thơ “Đêm Mưa Sầu mộng“ mà tôi phỏng dịch cảm hứng từ thơ cố thi si Đinh Hùng bài: “ Chớp Bể Mưa Nguồn“. Để tránh hiệu ứng nhàm chán, nên Đinh Hùng viết 8 khổ thơ mới 7 chữ thì tôi rút ngắn lại còn 6 khổ thơ song thất lục bát. Ý lời hoàn toàn khác với Đinh Hùng. Ví như tâm hồn tôi đã hấp dẫn linh hồn Đinh Hùng trong vũ trụ biển cải nỗi niềm suy tư của anh thành của tôi. Trời phú cho dân tộc Việt Nam ta có Thơ song thất lục bát, Thơ lục bát, làm ra là để ngâm nga. Thơ 8 chữ hay 5 chữ cũng rất dễ ngâm. Riêng thơ 7 chữ với những bài chừng 20 câu  tới 28 câu ngâm là thú vị nhất. Những bài dài quá sẽ gây hiệu hứng nhàm chán bởi lối gieo vần đều đều của đường thi. Theo tôi người ngâm sẽ rất mệt mỏi, cảm thấy đôi chút khó khăn. Tôi thấy có nhiều người ngâm cả thơ đường của bà Hồ Xuân Hương, đành rằng thơ bà thâm thúy lắm ý nghĩa hay. Nhưng những bài vịnh cái quạt, vịnh anh lính thú vân vân nữ sĩ có ý bỡn cợt cả bộ phận sinh dục đàn ông đàn bà mà các cô các mợ  ấy cũng ngâm nga. Theo tôi là vô duyên, nếu có ngâm nga thì để cho cánh đàn ông họ ngâm tếu táo cho vui. Theo như các cụ nhà ta thì thơ đường làm ra vốn dĩ là để đọc. Nhưng ngày nay ở Việt Nam nhiều bài thơ tả tình viết bằng đường thi ngâm nga cũng rất hay.

Lu Hà Và Văn Thi Nhân Chùm Số 100


Anh Bỏ Em Rồi
cảm xúc nhạc Đỗ Kim Bảng: Xin Dìu Nhau Đến Tình Yêu

Lòng em trống trải cô đơn
Giọng ca buồn thảm cung đờn sầu tang
Bước chân hè phố lang thang
Về đâu cánh hạc dở dang đoạn trường

Lu Hà Và Văn Thi Nhân Chùm Số 99


Bài Ca Lưu Luyến
cảm xúc nghe Nguyễn Cẩm Thu hát: Chỉ Có Bạn Bè Thôi

Thu ơi ! anh thấy em rồi
Trên màn hình nhỏ bồi hồi lòng anh
Như con chim hót trên cành
Bài ca lưu luyến thôi đành xa nhau

Lu Hà Và Văn Thi Nhân Chùm Số 98


Bài Ca Hoang Dã
cảm xúc nhạc Thanh Sơn: Hạ Buồn

Đêm mùa hạ nơi miền quan ải
Chim cú kêu tê tái ve sầu
Mưa buồn suốt cả canh thâu
Dế giun tấu nhạc hỏa châu hầm hào

Lu Hà Và Văn Thi Nhân Chùm Số 97


Vợ Chồng Tào Khang
Cảm xúc nhạc Pháp: Je N´ais Pas Change

Thư cưu trống mái xưa nay
Không lời gian dối đổi thay tấc lòng
Đắng cay chìm nổi long đong
Cuốc kêu khắc khoải theo dòng đời trôi

Lu Hà Và Văn Thi Nhân Chùm Số 96


Chuyện Tình Buồn
cảm xúc nhạc Ngân Giang: Đôi Mắt Người Xưa

Tình mây khói tan vào dĩ vãng
Giọt mưa thu cay đắng lòng tôi
Ngậm ngùi nhìn cánh bèo trôi
Vấn vương bụi đỏ luân hồi trần gian

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần Phần 32


Đinh Hùng viết bài “Hương“ bằng thể thơ mới 7 khổ 28 câu, còn tôi nhân đó cảm hứng sang bài thơ khác bằng thể song thất lục bát cũng 7 khổ 28 câu. Nếu các bạn có thời gian so sánh từng khổ từng câu cả hai bài thơ, sẽ thấy sự khác biệt nhau rõ rệt, ý lời câu chữ nhưng tâm hồn vẫn đồng điệu  hòa nhịp cho nhau. Thơ song thất lục bát theo tôi là thể khó làm nhất. Anh phải từ cái nền móng cơ bản là thơ đường luật, thơ 7 chữ, thơ lục bát thật nhuần nhuễn mới nên bắt tay vào viết song thất lục bát. Nếu không anh sẽ lạc vận bởi vần trắc. Trong lịch sử thơ song thất lục bát có 2 vị đại tổ sư đó là tướng công Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều và nữ sĩ Hồng Hà tức Đoàn Thị Điểm:

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 31


“Trường Tình Ca Hồn Ma Trinh Nữ“ của tôi gồm 37 khổ và 148 câu thơ song thất lục bát, cảm dịch từ thơ 7 chữ cũng 37 khổ của Đinh Hùng bài: “ Trái Tim Hồng Ngọc“.

Tôi cảm hứng từ linh hồn Đinh Hùng mà để nhập thần hấp dẫn sang linh hồn tôi, ý thơ ngôn từ có thể hoàn toàn khác hẳn với Đinh Hùng. Bài thơ này theo trường phái tượng trưng siêu nhiên, siêu hình học, lạc vào cảnh giới vô thức của tâm linh nhưng luôn theo một trình tự lo gic duy tâm biện chứng pháp. Thơ tả cảnh giới  thanh u của một âm hồn trinh nữ lần đầu trong đời tôi được nghe Thu Hà diễn ngâm. Vì thơ dài nên Thu Hà đã diễn ngâm clip số 1 là 12 khổ 48 câu. Clip số 2 cũng 12 khổ 48 câu. Clip số 3 sẽ là 13 khổ 52 câu. Vậy diễn ngâm tới đâu tôi sẽ theo sát bình giảng tới đó để tri ơn cô Thu Hà và giúp ích cho các bạn muốn thưởng lãm tường tận ý nghĩa bản trường ca ma mị thú vị này.

Nhân Đọc Bài Báo Của Một Cô Gái Việt Nam


“Nói Với các Cựu Chiến Binh Và Hội Phụ Nữ Huyện Quỳnh Lưu“

-“Ngày 1.5.2017 có cuộc biểu tình của các cựu chiến binh (CCB) và hội Phụ Nữ huyện Quỳnh Lưu để mít tinh phản đối những luận điệu xuyên tạc lịch sử của linh mục Đặng Hữu Nam (?!). Được biết, tại cuộc mít tinh, ông Lê Văn Điền - Chủ tịch Hội CCB huyện Quỳnh Lưu nhấn mạnh: Với mỗi người dân Việt Nam, Cách mạng Tháng Tám và đại thắng mùa Xuân 1975 hàng năm luôn là ngày lịch sử trọng đại, từng con người, từng gia đình và cả dân tộc sum họp..... Sự thật là như vậy sao các ông CCB bộ đội cụ hồ ??

Đọc Thơ Đấu Tranh Là Việc Có Nên Làm Ngay Không?


-Nguyễn Thị Hồng: Chú Lu Hà làm thơ dài quá, muốn làm thơ hình để tặng chú nhưng rất khó khăn. Nếu chú làm ngắn hơn thì dể dàng trong kỷ thuật làm thơ hình. Tuy nhiên cháu cũng ráng làm tặng chú 1 bài. Còn lại giao cho chủ nhà Út Linh hi..hi...hi

-Lu Hà: Làm cái anh thơ trào phúng đấu tranh không thể viết ngắn cô đọng như thơ tả tình yêu chỉ cần 20 câu là đủ ý. Vì tội ác nguời cộng sản dài dằng dặc suốt gần 90 năm qua, nên buộc bài thả hồn dong duổi viết dài, nhất là làm thơ lục bát vần điệu cho chuẩn cho thật logic rất khó đấy Nguyễn Thị Hồng ơi.

Bình Thơ Giang Hoa Và Lu Hà


Thu Sầu Trên Mắt Lệ và Hồn Trinh Bướm Trắng là một sự phối cảm giao thoa của tâm hồn thi nhân. Khi Giang Hoa có  một mùa thu buồn trên đôi mắt lệ thì tôi có mảnh hồn trinh hóa thành bướm trắng.


Giang Hoa:
Thu Sầu Trên Mắt Lệ

“Em về nhặt vội lá sầu rơi
Ở đó chiều thu úa rụng rồi !
Muổn hỏi vì sao buồn lạc lối
Hay là hồn vẽ nét chơi vơi“

Bàn Về Hữu Thể Với Paul Nguyễn Hòang Đức


-Paul Nguyễn Hòang Đức: THẦY ĐI-VOA DẠY BIỆN CHỨNG PHÁP CHO XỨ VỊT GÀ phần 64
HỮU THỂ LÀ BẤT BIẾN VÀ VĨNH CỬU

“Các trò thân mến, Hữu thể tức cái có nhưng chính xác hơn là “Cái Là”, vừa là khởi đầu vừa là trung tâm của triết học, nên ta bàn đi xáo lại cho đến mức nhuần nhuyễn và thỏa mãn, để cho các trò hiểu dễ dàng và nhập tâm. – Thầy Đivoa giảng.

Bàn Về Hiện Tượng Viết Văn Dấp Dính Vụ Lợi Cá Nhân


-Paul Nguyễn Hoàng Đức:
“Ở phần 9, chúng ta có bàn về sự “khôn vặt” của người Việt, đến đây, thì thấy rõ ràng sự khôn ngoan đó nổi lên tất cả qua câu ca dao:
Người khôn ăn nói nửa chừng
Làm cho kẻ dại nửa mừng nửa lo.
Người khôn theo nghĩa lớn là để giúp đời, theo nghĩa nhỏ thì chí ít phải có ý tưởng minh bạch về bất kể việc gì đó. Nhưng cách khôn của người Việt không vậy! Mục đích của cái khôn không phải để trình ra quan niệm hay trí tuệ, mà là: để sống ưu thế hơn. Vì thế người ta còn nói “Khôn ăn người, dại người ăn”.
Cái khôn kiểu đó không phải để tiến đến trí thức, cũng chẳng có phong độ của ông chủ, mà là cách làm nô bộc lươn lẹo sao cho vừa lòng chủ. Có rất nhiều người Việt tâm đắc với lối khôn lọc lõi của tể tướng lưng gù Trung Quốc rằng:

Bàn Về Cách Đọc Sách Với Triết Gia Paul Nguyễn Hoàng Đức


Trích lời bác Paul: “Triết học là nguồn gốc cho nhận thức, nó vẫn thường xuyên được nhắc đến là: khoa học của khoa học, nghệ thuật của nghệ thuật!

Vậy thì sinh viên triết học không thể không biết đọc sách. Thứ nhất là đọc sách gì? Như có danh ngôn: “Anh hãy nói anh đọc sách gì, tôi sẽ nói anh là ai?!” Cuốn sách luôn luôn “tố cáo” người đọc nó. Nhà buôn thì đọc sách kinh doanh, nhà chính trị đọc sách chiến thuật và chiến lược, còn đám nghê nga mới lớn thì đọc ngôn tình để gãi ngứa…