Montag, 8. Juni 2020

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 65


Đoạn Trường Sầu Ly (4)

“Khuê phòng vắng vẻ nhung y
Mồ hôi trai tráng kinh kỳ lại xa
Thiếp như giọt nước mưa sa
Giọt rơi song cửa giọt ra cánh đồng“

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 64


Đoạn Trường Sầu Ly (3)

Đoạn video số 3 khá dài mà cũng rất lâm ly thống thiết gồm 56 câu thơ. Xin trân thành cảm tạ nghệ sĩ Thu Hà đã diễn ngâm.

“ Xa xăm muôn dặm hải hà
Sớm trưa eo óc canh gà ngẩn ngơ
Mai đào ngơ ngác thẫn thờ
Tiết đông day dứt đôi bờ sông tương

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 63


Đoạn Trường Sầu Ly (2)

“ Xốn xang cá nước mặn mòi
Hậu phương tiền tuyến đầu ngòi cuối sông
Đêm nay trăng sáng mênh mông
Dừng chân tạm nghỉ cánh đồng cỏ tươi

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 62


Đoạn Trường Sầu Ly (1)

Chủ trương của tôi là quang vinh tiếng Việt, cổ võ tinh thần dân tộc uống nước nhớ nguồn. Chinh Phụ Ngâm do Đặng Trần Côn sáng tác hoàn toàn bằng chữ Hán Việt nghĩa là viết chữ Tàu nhưng đọc theo giọng Việt phát âm hoàn toàn khác hẳn với người Tàu, không giống như ngày nay học chữ Anh, Pháp, Đức vân vân và vân vân thì phải viết và phát âm hoàn toàn giống họ. Bà Đoàn Thị Điểm và ông Phan Huy Ích nghe nói là hai tác giả bản dịch Chinh Phụ Ngâm ra tiếng Việt bằng chữ Nôm theo thể thơ song thất lục bát hai người đó sống và chết cách nhau khoảng 70 năm. Bà Đoàn Thị Điểm thế hệ trước, còn ông Phan Huy Ích thế hệ đàn em sinh sau.

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 61


Hồng Nhan Bạc Mệnh (7)

Nghệ sĩ Thu Hà đã ngâm video số 7, cũng là video cuối cùng tập thơ Hồng Nhan Bạc Mệnh. Video này dài nhất và cũng là video nghe mà lâm ly não nuột lòng người. Con gái Việt Nam bây giờ được tự do yêu đương không phải chịu cảnh cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, cảnh làm lẽ mọn, hay cống tiến cho triều đình để làm cung nữ thị tỳ nô dịch nữa. Nhưng nạn tảo hôn, gả bán lấy chồng Đài Loan, Trung Hoa, Nam Hàn hay theo đường dây buôn người làm gái mãi dâm còn là vấn nạn của xã hội. Thôi chuyện nay tôi không bàn nhiều, vì các bạn còn biết nhiều. Tôi bàn về câu chuyện xưa cách chúng ta gần 300 năm về cảnh ngộ của cuộc đời cung nữ mà thi sĩ Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều đã viết bằng thể thơ song thất lục bát với tên gọi: Cung Oán Ngâm Khuc.