Montag, 8. November 2021

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 150

 

Trung Hiếu Nghĩa Hiệp

“ Video 21“

 

Đây là một truyện thơ dài viết theo thể song thất lục bát, cũng có chương hồi tình tiết gay cấn, nghệ thuật thắt nút cởi nút, tạo mâu thuẫn rồi giải quyết mâu thuẫn nên chỉ mong được nghệ sĩ Thu Hà nhận ra khi diễn ngâm. Đây không phải là một bài thơ bình thường mà là một sự đan xen cứ hai câu thất thì lại hai câu lục bát. Đặc điểm của hai câu song thất chỉ cần chú ý chữ cuối cùng của câu 1 phải vần với chữ số 5 của câu 2 như chữ „“đó“ vần với chữ “tỏ“. còn câu 2 chữ số 3 luôn luôn là vần bằng như chữ “riêng” ở đây. Câu đầu tiên: Chuyện kể tiếp nguyệt có 4 vần trắc liên tiếp, nên theo tôi ngâm được thì ngâm không thì đọc thơ, nói thơ là tốt nhất. Thơ đường luật trong mấy nghìn năm nay các nhà nho phần lớn chỉ đọc, ngày nay mới có người ngâm như Thúy Mùi ngâm thơ Hồ Xuân Hương vậy.

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 149

 

Trung Hiếu Nghĩa Hiệp

“ Video 20“

 

Sáng mồng một tết Tây Lịch, năm 2020 khai bút mừng xuân. Thông thường người ta hay làm thơ, các cụ đồ có truyền thống làm thơ đường hay viết câu đối tết. Còn tôi thì phá lệ ngồi viết bình giảng thơ tôi làm ra, được nghệ sĩ Trần Thu Hà diễn ngâm video tới số 20 về cuộc đời chàng thanh niên miền Nam có tên gọi là Lục vân Tiên. Chàng là một người anh hùng cái thế đã chìm đắm đi trong giấc ngủ của tôi và buổi sáng ngủ dậy, tôi say xưa viết về chàng như viết chính về cuộc đời tôi vậy. Phải chăng tôi đã hóa thân thành một Lục Vân Tiên của thế kỷ thứ 21? Song thất lục bát viết thành trường ca theo đúng luật bằng trắc khăng khít chuẩn xác như rui mè xà ngang; cột dọc vào mộng khớp với nhau như tình chàng nghĩa thiếp. Tới nay tôi vẫn thấy chỉ có Nguyễn gia Thiều và Đoàn thi Điểm? Sao mà hiếm hoi và ít ỏi quá vậy? Tôi biết Thu Hà rất mệt mỏi mỗi khi phải uốn giọng cong lưỡi cho cao vút lên, trầm bổng thanh giáng bởi các âm vần trắc. Người ta bảo, thơ song thất lục bát là lối thơ quý tộc cung đình viết ra là để ngâm như Cung Oán Ngâm Khúc và Chinh Phụ Ngâm. Không phải đơn thuần cả hai tác phẩm này đều có chữ “ngâm“ kèm theo. Vương tử Trực là người hiểu hơn ai hết về tài năng của Lục vân Tiên về lĩnh vực văn chương cũng như võ học và rất lấy làm nuối tiếc cho đất nước mất đi một nhân tài.

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 148

 

Trung Hiếu Nghĩa Hiệp

“ Video 18“

 

Tôi nghĩ cụ Nguyễn Đình Chiểu xây dựng nhân vật Hớn Minh có thể do ảnh hưởng bởi nhân vật Từ Hải trong truyện Kiều của cụ Nguyễn Du và nhân vật Lỗ Đạt tức Hoa hoà thượng Lỗ trí Thâm trong truyện Thủy Hử của nhà văn Thi Nại Am bên Tàu. Cả ba đều là hòa thượng, tính cách rất giống nhau, anh hùng trượng nghĩa hảo hán giang hồ tuấn kiệt. Nhưng Hớn Minh này sau khi giúp triều đình thì ung dung tự tại tiếp tục tu hành, tuổi thọ rất cao không chết oan uổng như Từ Hải và Lỗ trí Thâm oán hận đầy mình. Còn tôi cứ theo cái sườn thơ lục bát định sẵn của cụ Nguyễn đình Chiểu mà cảm xúc ra thơ song thất lục bát. Một thể thơ rất thích hợp cho việc diễn ngâm theo nền nhạc truyền thống của dân tộc như đàn tỳ bà, đàn tranh, sáo, nhị, trống, phách v.v...

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 147

 

Trung Hiếu Nghĩa Hiệp

“ Video 17“

 

Võ ác nhân đã lừa Lục vân Tiên đến hang vắng rồi bỏ chàng ở đó thật là rùng rợn kinh hoàng.

 

“Chàng rầu rĩ tái tê thểu não

Oán hờn căm lảo đảo toàn thân

Thế gian sao lắm bất nhân

Ác hơn lang sói vô luân tồi tàn

Bình Giảng Thơ Lu Hà Do Thu Hà Diễn Ngâm Phần 146

 


 

Trung Hiếu Nghĩa Hiệp

“ Video 16“

 

Đúng như dự đoán của ông lão đánh cá đã khuyên Lục Vân Tiên đừng hy vọng gì ở cha con nhà họ Võ nữa, nhưng ông chỉ nói ý mong Vân Tiên hiểu là vợ chồng cha con nhà ấy đã thay lòng đổi dạ rồi. Khi Võ Công nhìn thấy bộ dạng Lục Vân Tiên loạng choạng sờ soạng bước đi lão đã ngán ngẩm mặt mày, nhưng Lục Vân Tiên mù lòa làm sao mà biết được sắc mặt người ta? Võ Công gượng gạo nói mấy câu chiếu lệ với ông lão đánh cá sau này sẽ cho người đến tận nhà trả ơn.