Mấy ngày nay tôi sáng tác ra hơn chục bài thơ cảm hứng từ những tấm hình của
cô Pich Hạnh đăng trên mạng Facebook. Vậy xin đơn cử vài bài để các bạn thưởng
lãm và nói sơ qua lý do của nguồn cảm hứng này xuất phát từ đâu?
Sóng Mà Cũng Biết Yêu
viết tặng Pich Hạnh
Chao ôi từng lớp sóng
Nhào lên bế ai kìa
Trời bao la biển rộng
Hôn gót chân đầm đìa
Rồi lặng yên thủ thỉ
Nhè nhẹ vỗ mê man
Sóng hết rồi dữ dội
Hiền hòa như thiên thần
Bởi em là vệ nữ
Trời giáng xuống trần gian
Gọi tên là Pich Hạnh
Trong cõi đời trầm luân
Sóng mà cũng biết yêu
Tha thiết gió hương chiều
Mềm mại ôm làn tóc
Đợi hoàng hôn cánh diều
Đàn hải âu ngây ngất
Trăng lướt mướt sóng soài
Bóng Hằng Nga lả lướt
Trên cát vàng trần ai
cảm tác cảnh Pich Hạnh ngồi trên mỏm đá bên bờ biển
1.6.2014 Lu Hà
Tìm Hạt Minh Châu
Minh Châu in đáy thủy cung
Thủy thần hà bá rợn rùng ai ơi!
Bóng hình biển động sóng khơi
Gan trời Pich Hạnh dám cười đùa chơi
Thiên thần tái mặt rụng rời
Ngàn cân sợi tóc mảnh đời xanh xao
Chẳng hay bồ liễu má đào
Sảy chân ngã xuống ai nào cứu cho?
Lu Hà bầu rượu túi thơ
Nắm tay ôm chặt tình cờ thế sao?
Thiên đình se sợi chỉ đào
Ngậm vành kết cỏ lẽ nào chịu buông
Trăm năm quốc sắc thiên hương
Tào khang ân nghĩa duyên nồng trời trao
Châu Trần hai họ thanh tao
Truyện xưa tích cũ hư hao đĩa dầu
Cảo thơm lần giở chương đầu
Hồng trần bao chuyện bể dâu đoạn trường
Phù du bèo bọt sầu vương
Đa tình tự cổ trăng sương canh gà
Chập chờn mộng ảo tiên nga
Bâng khuâng ngồi dậy Nam Kha kê vàng
Dáng ai tha thiết nhẹ nhàng
Cảnh trong Facebook rõ ràng đấy thôi.
cảm tác cảnh Pich Hạnh đứng trên mỏm đá chon von sóng biển cuồn cuộn
1.6.2014 Lu Hà
Đây là một bài thơ tả tình tả cảnh, mang tính tưởng tưọng hoang tưởng siêu
thực nhưng cũng xuất phát từ một bức ảnh có thật khi cô Pich Hạnh đi chơi biển
và đứng trên mỏm đá tò mò tinh nghịch nghìn xuống.
Dưới con mắt của Lu Hà thì được hình tượng hoá, coi Pich Hạnh như là một hạt
ngọc Minh Châu. Cái bóng của cô đổ xuống đã làm thủy thần hà bá rợn rùng cũng
phải nhượng bộ. Cái bóng của cô được sóng biển lan truyền ra xa mãi mãi.Thiên
thần thấy con gái nhà trời dám đùa rỡn như vậy cũng phải tái mặt. Nhân bảo như
thần bảo trời đã khéo thu xếp cho thi sị Lu Hà đang thơ thẩn dạo chơi ở đó và
ra tay nghĩa hiệp anh hùng cứu mỹ nhân. Câu chuyện không chỉ thêu dệt đó mà lại
được tái hiện trong một giấc mộng Nam Kha giống như trường hợp Thuần Vu Phần .
Thuần Vu Phần đời Đường, ở đất Quảng Lăng, nhà có cây hòe to, sống lâu
năm, cành lá sum suê rậm rạp. Nhân khi vui sinh nhựt của mình, Thuần Vu Phần uống
rượu say, nằm ngủ quên dưới cây hòe, mộng thấy mình bay lên không trung, vào một
nơi có đề bảng: Đại Hòe An Quốc, được quốc vương nước ấy thương, gả công chúa
cho, rồi được bổ đến làm Thái Thú đất Nam Kha, công danh thật hiển hách. Sau,
Thuần Vu Phần cầm quân đánh giặc, chẳng may bị thua.
Vua nước Đại Hòe An nghi ngờ, cho là thông đồng với giặc rồi cách chức đuổi
đi. Thuần Vu Phần buồn chán và uất ức, liền giựt mình thức dậy, thấy mình đang
nằm dưới cội cây hòe, nơi cành cây phía Nam, nhìn lên thấy một con kiến chúa
đang nằm trong một tổ kiến lớn.
Thuần Vu Phần nằm suy nghĩ về giấc mộng vừa qua của mình, chợt tỉnh ngộ,
hiểu rằng nước Đại Hòa An là cây hòe lớn, cành cây phía Nam là đất Nam Kha, vua
nước Đại Hòe An là con kiến chúa, dân chúng là toàn ổ kiến.
Thuần Vu Phần cảm câu chuyện trong mộng, tỉnh ngộ biết cảnh đời là ngắn ngủi,
không định liệu được việc gì cả, bèn dốc lòng tìm đạo tu hành.
Trong văn chương thường dùng điển tích nầy với các từ ngữ: Giấc Nam Kha,
giấc hòe, để chỉ cuộc đời là phù du mộng ảo; công danh phú quí như giấc chiêm
bao.
Nàng Tiên Nữ Trong Mộng
viết tặng Pich Hạnh
Trên mỏm đá mênh mông bát ngát
Đóa hồng nhan xao xuyến kìa ai
Sóng vờn hôn nhẹ bàn chân ngọc
Biển gọi xa xôi vọng mãi hoài
Từ dạo ấy tôi thầm tưởng nhớ
Trăng xinh tươi mát rượi hoa cười
Sầu miên tựa cửa nhìn chim hạc
Cao vút bay lên đến cổng trời
Hạnh thành tiên nữ của hồn tôi
Chắp cánh thơ say mộng vẳng đời
Đắm đuối hương thơm tình viễn vọng
Sen vàng bảng lảng vẫn chưa thôi
Nửa cuộc đời tơ vương thục nữ
Chỉ tìm trong giấc mộng chôn vùi
Thiên thai lạc lối hoa đào nở
Sáng dậy bâng khuâng luống ngậm ngùi
Sóng cứ vỗ hiền hòa thắm thiết
Hàng thông reo cát trắng bồi hồi
Hải ngư trầm lặng tình thương mến
Hạnh phúc bao đời tổ quốc ơi!
Lòng Âu Cơ hỡi Lạc Long Quân
Chứng dám cho ta mộng thế trần
Ngàn thu xin chớ đừng quên nhé
Kết cỏ ngậm vành với mỹ nhân
Châu về Hợp Phố hồn non nước
Son sắt một lòng hỡi cố hương
Biển cả của ta còn mãi mãi
Nghìn thu bàng bạc bóng trăng sương!
cảm tác tấm ảnh Pich Hạnh ngồi trên mỏm bên bờ biển
1.6.2014 Lu Hà
Lâu lắm loại thơ theo lối bảy chữ kiểu dạng tứ tuyệt này tôi không làm, vì
vẫn cảm thấy lối thơ này hơi gò bó khuân sáo mực thước niêm luật, dùng để tả
tình không được thanh thoát lắm như lục bát và du dương như song thất lục bát.
Mãi Sao Chẳng Thấy
viết tặng Pich Hạnh
Còn tìm chi nữa xa xưa
Phong ba vùi lấp nắng trưa úa sầu
Giọt mưa lất phất trên đầu
Chau mày ủ dột bể dâu đoạn trường
Nỗi buồn tình ái vấn vương
Trung nhân nét bút tiên hồng ở đâu?
Đồi hoang cỏ mọc dãi dầu
Bước đi thất thểu bạc màu thời gian
Tờ mây một thuở chứa chan
Hồn thơ rầu rĩ non ngàn gió sương
Thư cưu trống mái bên đường
Quan quan thảm thiết đôi dòng lệ rơi
Cảnh đời oan trái trời ơi!
Trăm năm lỡ hẹn thuyền trôi bến nào
Đò ngang sóng vỗ nghẹn ngào
Ai thương Pich Hạnh má đào phôi phai
Phòng the thổn thức canh dài
Đá vàng tạc dạ u hoài mãi thôi
Thần tiên cảm động bồi hồi
Lắng nghe tiếng nấc của người trần gian
cảm tác từ tấm ảnh Pich Hạnh trên đồi nắng trưa
31.5.2014 Lu Hà
Sở dĩ mấy ngày nay, tôi dồi dào cảm xúc thơ với cô Pich Hạnh chả là tôi mới
nghe những băng Audio của cụ Bùi Giáng bình thơ thi sĩ Tản Đà và tôi đã nhập thần
vào hồn thơ Tản Đà để mơ mộng về chốn bồng lai tiên cảnh. May quá lại có cô
Pich Hạnh ở đây đúng là một nhân tuyển thích hợp cho cõi mộng mơ của tôi. Trí
tưởng tượng của tôi được bay bổng. Mà cô ấy toàn chụp những bức ảnh tạo hình tạo
cảnh rất siêu nhiên. Phải chăng ý trời đã khéo xếp đặt thế chăng?
Tác giả: Tản Đà
Lá đào rơi rắc lối thiên thai
Suối tiễn, oanh đưa những ngậm ngùi
Nửa năm tiên cảnh
Một bước trần ai
Ước cũ, duyên thừa có thế thôi!
Đá mòn, rêu nhạt.
Nước chảy, hoa trôi
Cái hạc bay lên vút tận trời
Trời đất từ nay xa cách mãi
Cửa động
Đầu non
Đừơng lối cũ
Nghìn năm thơ thẩn bóng trăng chơi ....
Đã từ lâu tôi đã nghe Pich Hạnh tâm sự về cuộc đời của mình, lúc đó Hạnh
tưởng tôi còn trẻ nên gọi là anh. Bây giờ biết tôi hàng tuổi chú bác thì đã
sao? Tôi đâ phân tích cho Hạnh về tâm lý xã hội : Phụ nữ bây giờ văn minh quá,
họ học hành giỏi giang trình độ văn hóa cao. Khả năng tự lập cao nghề nghiệp vị
trí xã hội và đồng lương ổn định. Con trai thì càng ngày càng tỏ ra thua kém phụ
nữ, học dốt, bất lực , bất tài. Nên loại con gái như Hạnh rất khó tìm được một
ý trung nhân vừa ý để mà tâm sự chia sẻ. Không lẽ cuộc đời chỉ có ăn nằm chung
chạ rồi lại ly dị? Nên Hạnh chán nản mà tìm niềm vui với bạn bè, chủ yếu bạn
gái thích du ngoạn, nuôi chó, nuôi thỏ, chim muông, thiên nhiên cỏ cây hoa lá.
Hạnh không làm thơ như các cô khác mà tôi thường gặp trong mạng như Mai
Hoài Thu, Thi Nguyên, Thimy Ngọc Huynh, Vanessa Le, Thuy Anh Lam Nhung Truong
v. v... Nhưng cô ấy có sự hấp dẫn đặc biệt quyến rũ cho tâm hồn thơ của tôi. Cô
ấy xứng đáng là hồng nhan tri kỷ, một người bạn của tâm linh.
Cho nên mới bảo Pich Hạnh được sinh ra để là cái duyên thơ cho tôi, một
tình thương nhân thế bao la.
Một kỷ niệm đẹp trên đường hành
hương về cõi thiên đàng.
Cũng may Hạnh là một cô gái rất thông minh, cô không giao du với những hạng
người kém cỏi tự nhận là bạn bè trong trang của cô hay những kẻ khiếm nhã vô học
thiếu văn hoá chẳng phải vì ghen tuông hay lý do nào mà nỡ buông lời dèm pha chế
diễu nhạo báng tôi.
Cho nên tôi yên tâm làm thơ để tặng cô.
Giả dụ nếu ai đó có viết nhắng nhít vào đây cô ấy sẽ xóa đi vì tôi biết học
vấn sự hiểu biết của cô ấy rất cao và cũng tương đối nóng nảy với những chuyện
vô lý vô cảm cuả người đời
Tiếng Đàn Ta Lư
viết tặng Pich Hạnh
Hạnh ngồi tưởng nhớ đến ai
Thương người thi sĩ canh dài chứa chan
Ta lư trong cõi trần gian
Thanh âm huyền hoặc nồng nàn thiết tha
Trăng lên non nước mượt mà
Hạt sương lã chã Hằng Nga tủi hờn
Chập chờn sóng vỗ hoài cơn
Bướm hồng bảng lảng mộng hồn ngất ngây
Hương hoa dào dạt đắm say
Trăm năm khúc nhạc vơi đầy nỉ non
Suối reo róc rách bồn chồn
Chân trời góc bể điệu buồn thiên thu
Cung sầu ngọn gió vi vu
Nhà sàn hiu hắt cúc cu cánh rừng
Tiếng chim xao xuyến vô cùng
Mà sao thiếu nữ rửng rưng hững hờ?
Trông lên chỉ thấy sương mờ
Ngân hà nhấp nháy bến bờ nào đây
Đục trong trầm bổng gió mây
Vân Kiều cô gái so dây gảy đàn
30.5.2014 Lu Hà
Pich Hạnh có duyên với tâm hồn thơ là nguồn cảm hứng sáng tác của t ôi. Rồi
cũng có ngày Lu Hà tôi sẽ sao lục lại chưa biết chừng đã sáng tác hàng chục bài
về cô rồi trong mấy năm nay và cho vào thành chùm đánh số 1, 2, 3 v. v... mỗi
chùm độ 10 bài làm kỷ niệm cho cuộc đời này, chưa biết chừng sẽ được hậu thế giữ
gìn cho vào kho tàng văn thơ Việt Nam. Lu Hà này sinh sau đẻ muộn đúng vào thời
công nghệ thông tin phát triển mạnh mà biết có trang mạng Facebook này để làm
quen với biết bao nhiêu người. Chứ thời cụ Tản Đà chả quen ai ngoài cô họ Đỗ
bán hàng xén, nên cụ đành gửi thơ cho người tình không quen biết, người tình vu
vơ trong mộng.
Phạm Quỳnh là một học giả lớn lại không biết trân trọng còn viết lách mỉa
mai riễu cợt cụ Tản Đà. Tản Đà rất quý trọng ngưỡng mộ trí tuệ tài năng Phạm Quỳnh
coi như bậc Thày nhưng Phạm Quỳnh là quan thượng thư đầu triều lại xem thường Tản
Đà.
Bây giờ đọc lại những bài văn của cụ Phạm Quỳnh viết về Tản Đà mà đau lòng
xót xa thương cho cụTản Đà vô cùng. Đứng sau Nguyễn Du là Tản Đà chứ còn ai nữa.
Phạm Quỳnh không phải là không hiểu điều đó.
Ngày xưa với Phạm Quỳnh thì Tản Đà chỉ là một văn sĩ khố rách áo ôm ngày
chạy 2 bữa ăn đã bạc mặt, vặt mũi không đủ đút miệng. Nhưng éo le thay Tản đà
còn có thơ để lại cho đời còn Phạm Quỳnh là những bài luận văn nghiên cứu bất hủ
tràng giang đại hải có mấy ai đọc và hiểu nổi đâu? Cho nên Phạm Quỳnh từ cây đại
thụ văn học thành cái cây lau quặt quẹo bên cây thông Tản Đà sừng sững giữa trời
đất bao la. Hoá ra Phạm Quỳnh chỉ là cái bóng con con của cụ Tản Đà mà thôi.
Người đời đã nhẫn tâm với thi sĩ Tản Đà quá, đã vào hùa với triết lý của tạo
vật để mà ma chước người thơ. Cái mộng của thi sĩ bị đập gãy. Nhiều lúc rùng
mình không dám nghĩ tới thiên tài của thi sĩ không thành tựu bỏ rơi lăn lóc bên
lề đường. Người ta lại đề cao thơ văn của các anh Phèo cô Nở là những mẫu mực của
văn chương. Câu truyện hầu trời khi tưởng đến. Gan vàng như nấu lại như nung.
Pich Hạnh kể ra củng ngót 30 tuổi. Tuổi đời cô mới ngắn bằng nửa đời tôi.
Sự nếm trải ân ái yêu thương cay đắng xót xa có lẽ cô cũng chỉ bằng một nửa của
tôi. Nên cô gọi tôi là bác hay chú cũng phải thôi. 10 năm nữa là cô ngót 40 .
Không biết tôi có còn trên cõi đời này để làm thơ tặng cô nữa không ?
Kẻ tiễn người đi, bạn bè chú bác họ hàng thân thích, kể cả mối tình thi sĩ
xa xăm, chẳng biết rằng ai sẽ tiễn ai? Nhớ nhau tiếng ngựa nghe mà buồn tênh.
Buổi chiều ra cửa nóng trông. Bóng ai chật cả linh hồn. Để rồi ôm mặt khóc rưng
rức, ra đi là hết thật rồi! Người đi theo dấu bụi hồng trần mây bay
Cám ơn cô pich Hạnh nhiều lắm
Mái Tóc Thần Kỳ
Tóc cô lúc đỏ lúc hồng
Khi nâu khi thắm bềnh bồng huyền đen
Nôn nao vóc hạc dáng tiên
Suối thơ mát rượi thôi miên một tòa
Quản chi mưa gió nhạt nhòa
Hồn cô băng tuyết chan hòa bướm hoa
Xinh tươi cùng chị Hằng Nga
Thông minh Bách Việt sơn hà mấy ai
Gặp cô cửa động thiên thai
Nửa năm xao xuyến nguyệt đài liễu buông
Trần gian nức nở nhớ thương
Vui chi tiên cảnh quê hương cánh đồng
Chia ly lá rụng lấp đường
Trời cao thăm thẳm dặm trường xa xôi
Bần thần nuối tiếc cô ơi!
Tình ta chỉ có thế thôi u hoài
Cõi người xuôi ngược mệt nhoài
Từng đêm thổn thức canh dài lệ chan
Vấn vương mái tóc nồng nàn
Nhớ người trong mộng non ngàn bể dâu
cảm tác từ mái tóc của Pich Hạnh
30.5.2014 Lu Hà
Viết ngày 1.6.2014 Lu Hà
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen